Trả lời một nhà phân tích về thị trường tiền ảo trong bối cảnh sắp tới, CEO Elon Musk đã tiếp tục khiến giá Bitcoin giảm 8% về ngưỡng 44.000 USD.
Cụ thể, trên Twitter, nhà phân tích @CryptoWhale viết: “Những người chơi Bitcoin sẽ tự vả vào mặt mình trong quý tới khi biết rằng Tesla đã xả hết số coin mà họ nắm giữ. Với số lượng người ghét @elonmusk đang tăng lên, tôi sẽ không lấy đó làm lý do đổ lỗi cho ông ta”.
Một lúc sau khi được tag, Elon Musk đã trả lời đồng tình với ý kiến này khiến giá Bitcoin tiếp tục chìm sâu trong sắc đỏ. Trước đó, Elon Musk thông báo về việc Tesla ngừng chấp nhận thanh toán mua xe bằng đồng Bitcoin dù khẳng định vẫn giữ đồng tiền mã hóa này.
Elon Musk được biết đến là một người ủng hộ tiền ảo. Hồi tháng 2, Tesla đã mua vào số Bitcoin trị giá 1,5 tỷ USD khi đó để rồi sau đó bán ra 10%, đem lại lợi nhuận 101 triệu USD cho công ty trong báo cáo tài chính quý I/2021.
Thị trường tiền ảo chìm trong sắc đỏ với chỉ một số ít đang ở ngưỡng kháng cự. |
Tỷ phú gốc Nam Phi sau đó chuyển hướng sang ủng hộ Dogecoin, tuyên bố đưa đồng tiền ảo châm biếm này lên mặt trăng theo đúng nghĩa đen vào năm sau. Bất chấp sự ủng hộ của Elon Musk, Dogecoin hiện vẫn chỉ đang loanh quanh ở mức giá 0,5 USD so với đỉnh 0,72 USD.
Hiện tại, Dogecoin tụt xuống vị trí thứ 5 về giá trị vốn hóa với chỉ 64 tỷ USD. Toàn bộ thị trường tiền mã hóa đã mất gần 200 tỷ USD và chỉ còn khoảng 2.089 tỷ USD vốn hóa sau dòng trả lời của Elon Musk.
Phương Nguyễn (Theo CNBC)
Tức giận vì bị tỷ phú gốc Nam Phi lừa gạt, nhiều đồng tiền ảo châm biếm Elon Musk đã mọc lên như nấm sau mưa.
" alt=""/>Bitcoin lao dốc, thị trường tiền ảo lại bốc hơi 200 tỷ USD vì Elon MuskỨng dụng YouTube chính thức của Google không cho phép người dùng chỉnh chất lượng phát video mặc định. Bởi vậy, nếu muốn thực hiện việc này bạn cần sử dụng một ứng dụng bên thứ ba, đó là YouTube Vanced.
YouTube Vanced (dành cho Android) là phiên bản tùy chỉnh của ứng dụng YouTube. Phiên bản này có rất nhiều tính năng ứng dụng chính chủ không có. Một trong số đó là khả năng thay đổi chất lượng phát video mặc định trên cả kết nối di động và Wi-Fi. Đặc biệt, bạn không cần root điện thoại để sử dụng nó.
Bước 1: Tải YouTube Vanced và cài đặt MicroG
Để có thể lưu lại thiết lập độ phân giải mặc định, YouTube Vanced cần một ứng dụng hỗ trợ có tên MicroG.
Đầu tiên, bạn truy cập vào địa chỉ sau bằng trình duyệt Chrome. Từ trang web mở ra, bạn để các thiết lập như mặc định, sau đó bấm lần lượt lên các nút Download Vanced và MicroG để tải file APK của hai ứng dụng này về thiết bị.
Tiếp theo, bạn bấm lên nút hình ba dấu chấm ở phía trên góc phải và chọn Downloads (Tệp đã tải xuống), sau đó bạn bấm lên file APK MicroG và chọn Install (Cài đặt) để cài ứng dụng vào thiết bị. Nếu đây là lần đầu tiên bạn tải và cài file APK trên Chrome, hệ thống sẽ hiển thị cảnh báo bảo mật, hỏi bạn có muốn cấp quyền cài đặt ứng dụng từ nguồn chưa xác định hay không.
Bấm nút Settings (Cài đặt), và bật công tắc tại dòng chữ Allow from this source (Cho phép từ nguồn này). Tiếp theo, bạn bấm nút quay lại ở phía trên góc trái, và bấm nút Install (Cài đặt) trên hộp thoại Vanced MicroG để cài đặt ứng dụng vào thiết bị.
Bước 2: Cài đặt YouTube Vanced
Cũng từ màn hình Downloads (Tệp đã tải về) của Chrome, nếu bạn bấm lên file APK YouTube Vanced, bạn sẽ thấy thông báo Can’t open file (Không thể mở tệp).
Điều này là bởi vì file APK bạn tải về ở trên có định dạng là .APKS. Bạn không thể cài đặt file APKs theo cách thông thường. Thay vào đó, để cài đặt nó, bạn cần sử dụng ứng dụng miễn phí SAI hay còn gọi là Split APKs Installer.
Sau khi cài đặt, bạn mở ứng dụng Split APKs Installer, sau đó chọn Install APKs. Truy cập vào thư mục Download và chọn file YouTube Vanced bạn đã tải về ở Bước 1.
Sau một vài giây, nếu bạn thấy cảnh báo bảo mật hỏi bạn có muốn cài đặt ứng dụng từ nguồn không rõ hay không, bạn hãy bấm nút Settings (Cài đặt), sau đó chọn Allow from this source (Cho phép từ nguồn này).
Hoàn tất, bạn bấm nút quay lại ở phía trên góc trái và bạn sẽ thấy hộp thoại cài đặt xuất hiện. Tại đây, bạn bấm nút Install (Cài đặt), và khi quá trình cài đặt kết thúc, hãy bấm nút Open để mở ứng dụng.
Mặc dù bạn có thể sử dụng ứng dụng YouTube Vanced không cần đăng nhập, nhưng chúng tôi khuyến khích bạn nên đăng nhập bằng tài khoản Google. Việc đăng nhập mang đến cho bạn trải nghiệm tốt hơn rất nhiều. Lưu ý, bạn nên sử dụng tài khoản Google phụ với YouTube Vanced, tránh trường hợp Google khóa tài khoản khi phát hiện bạn sử dụng YouTube không chính thức.
Bước 3: Thay đổi chất lượng phát video mặc định
Để thay đổi chất lượng phát video mặc định, bạn bấm lên nút ảnh đại diện ở phía trên góc phải, và chọn Settings (Cài đặt) > Vanced Settings (Cài đặt của Vanced) > Video Settings (Cài đặt Video).
Tại đây, bạn có thể chọn mức chất lượng phát video mặc định khi sử dụng kết nối di động (3G/4G) trong phần Preferred video quality Mobile, và mức chất lượng phát video mặc định khi sử dụng kết nối Wi-Fi trong phần Preferred video quality Wi-Fi.
Ca Tiếu (theo Gadget Hacks)
- Ngoài việc đến trung tâm, trẻ cũng có thể học thêm tiếng Anh tại nhà nhờ các kênh Youtube miễn phí, cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức tiếng Anh hữu ích.
" alt=""/>Cách để YouTube luôn phát video chất lượng cao trong suốt đại dịch CovidBài đăng quảng cáo đầu tư coin của diễn viên Kiều Minh Tuấn.
Biết đăng, biết xóa nhưng không biết xin lỗi
Trao đổi với Zing, chuyên gia truyền thông xã hội Nguyễn Ngọc Long, sáng lập Truyền thông Trăng Đen cho rằng một nghệ sĩ có tâm, tôn trọng người hâm mộ sẽ lên tiếng đính chính, cam kết không tiếp tục quảng bá các sản phẩm gây tranh cãi.
"Các nghệ sĩ sẽ lên tiếng hoặc im lặng tùy định hướng của họ. Nếu có tâm và trách nhiệm, họ sẵn sàng lên tiếng nhận sai, rút kinh nghiệm để không quảng bá các sản phẩm gây tranh cãi nữa. Tuy nhiên, có thể họ chỉ xem đây là tai nạn nghề nghiệp. Vì vậy, họ chọn cách im lặng thay vì xin lỗi bởi bản thân họ không chắc liệu 'tai nạn' ấy có lặp lại hay không", ông Long chia sẻ.
Trang cá nhân hoặc fanpage của các nghệ sĩ đăng bài quảng cáo dự án coin đa cấp đều có hàng trăm nghìn đến hơn 1 triệu lượt theo dõi, lượt tương tác bài viết từ hàng trăm đến chục nghìn. Do đó, những bài quảng cáo tiền mã hóa tiếp cận đến rất nhiều người, đặc biệt trong bối cảnh tiền số đang trở thành xu hướng như hiện nay.
Trong khi đó, ông Dương Nguyễn Huy, chủ một cộng đồng giao dịch (trader) tiền mã hóa tại Việt Nam nhận định đây là chiến dịch quảng cáo có tổ chức tập trung vào FXT Token, một loại tiền số hoạt động theo hình thức đa cấp.
"Các bài đăng của nghệ sĩ đã bắt đầu có sức ảnh hưởng. Từ các tài khoản chính chủ (có tick xanh), thông tin được lan truyền rộng rãi trên Internet, trở thành chủ đề được bàn tán tại văn phòng, quán cà phê chỉ sau vài tiếng", ông Huy cho biết.
Trong khi các bài viết đánh giá tiền số đều gắn kèm thông điệp đầu tư đi liền với rủi ro, bài đăng của những nghệ sĩ như Kiều Minh Tuấn, Nam Thư... hoàn toàn không có bất kỳ cảnh báo nào. Thông điệp truyền tải duy nhất là chốt lại danh sách các đồng coin tiềm năng.
Bài viết chụp màn hình, gắn hashtag tên các nghệ sĩ vẫn được nhóm tham gia sàn coin đa cấp chia sẻ sau khi loạt bài quảng cáo bị xóa. |
Nghệ sĩ không nhận sai, người dùng vẫn còn cớ tin vào coin đa cấp
Dù đã bị xóa khỏi trang cá nhân hoặc fanpage, ảnh chụp bài đăng của các nghệ sĩ vẫn được cộng đồng tham gia FXT Token chia sẻ rầm rộ trong hàng trăm nhóm kiếm tiền online.
"Đến Ngọc Trinh, Kiều Minh Tuấn, Khả Như... còn tham gia thì các bạn chần chờ gì?", nội dung dòng trạng thái đăng lại ảnh chụp màn hình của người tự nhận là leader Lio****.
Sang ngày 13/5, một số bài viết của người tham gia FXT Token vẫn gắn hashtag tên của các nghệ sĩ. Những bình luận dưới bài đăng đều muốn lan truyền thông điệp: "nghệ sĩ bị chơi xấu nên mới ẩn bài chứ đây không phải dự án lừa đảo". Sự vô trách nhiệm của nghệ sĩ để lại hậu quả là những nhầm lẫn về thông tin trong cộng đồng những người hâm mộ họ.
"Tôi cho rằng họ (nghệ sĩ - PV) nhận bài đăng nhưng không tìm hiểu. Khi bị dư luận lên án lại lặng lẽ xóa bài, để lại sự hiểu lầm trong dư luận. Đây là việc làm vô trách nhiệm. Nếu đã đăng và xóa được thì tiếc gì một bài xin lỗi hay đơn giản là đính chính", Minh Phương, chuyên gia truyền thông từ SeaEvent nhận định.
Dư luận sẽ cảnh giác nghệ sĩ hơn sau bê bối này?
Theo chuyên gia Nguyễn Ngọc Long, Internet giúp việc doanh nghiệp thuê nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Cũng nhờ mạng xã hội, người dùng mới có dễ dàng lên tiếng trước những hành động quảng cáo "vô trách nhiệm" của một số nghệ sĩ.
"Nghĩ theo hướng tích cực, việc những bài quảng cáo sàn coin đa cấp đồng loạt bị phản ứng giúp công chúng nhận thức tốt hơn về một bộ phận nghệ sĩ vô trách nhiệm với lời nói, hành động của họ", ông Long chia sẻ.
Ngay sau khi bài quảng cáo đầu tư tiền mã hóa của nghệ sĩ xuất hiện, khán giả và cộng đồng đầu tư coin đã đồng loạt chia sẻ, cảnh báo mọi người về dấu hiệu bất thường của các bài viết.
“Tuyệt đối không nghe theo một số nghệ sĩ kêu gọi chơi coin. Họ đang lợi dụng xu hướng đầu tư Dogecoin, Shiba Inu rồi đăng bài tỏ ra hiểu biết, dụ mọi người chốt theo danh sách coin mà họ đưa ra”, một fanpage lớn với hơn 1 triệu lượt theo dõi đã cảnh báo về bài đăng FXT Token của một số nghệ sĩ.
Tiền thân của FXT Token là một sàn giao dịch nhị phân, tương tự mô hình cờ bạc tài xỉu. Ảnh: Chụp màn hình. |
Đây không phải lần đầu một số nghệ sĩ gây tranh cãi với những bài đăng quảng bá sản phẩm kém chất lượng. Trước khi xuất hiện loạt bài quảng cáo đầu tư coin, nhiều nghệ sĩ thường xuyên livestream bán các loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc hoặc phóng đại công dụng.
Đơn cử, diễn viên Thanh Hương thường xuyên livestream quảng cáo kem dưỡng da. Ca sĩ Đan Trường, nghệ sĩ Quyền Linh, Vân Dung, Quốc Khánh, Chí Trung... cũng tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm béo, ung thư dạ dày, u nang, viêm họng... Để tăng độ tin cậy, nhiều người còn sử dụng sản phẩm ngay trong livestream.
(Theo Zing)
Các chuyên gia nhận định FXT Token nằm trong danh sách mà Ngọc Trinh, Nam Thư, Kiều Minh Tuấn quảng bá là dự án lừa đảo, hoạt động theo mô hình đa cấp.
" alt=""/>Quảng cáo cho dự án coin đa cấp, nghệ sĩ không một lời xin lỗi